Đôi mắt là bộ phận làm việc chăm chỉ và vất vả nhất của con người. Hầu như mọi hoạt động trong ngày bạn đều dùng đến mắt. Chỉ khi nhắm mắt lại, đôi mắt mới thật sự được nghỉ ngơi.
Nhưng có bao giờ bạn nhận thấy những dấu hiệu từ mắt rằng chúng cần được chăm sóc và bảo dưỡng không? Bạn yêu đôi mắt của mình? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ của chuyên gia trong chương trình Tư vấn trực tuyến “Chăm sóc và bảo vệ mắt hằng ngày”, diễn ra từ 16/8 - 31/8/2015.
Mắt của tôi bị cận, loạn thị đã 6 năm, hiện tại mắt trái tôi cận-loạn là 2.5 độ và mắt phải tôi 3.5 độ. Trường hợp mắt của tôi cần phải chăm sóc như thế nào và điều trị bằng phương pháp nào? (Danh Minh, miền Nam)
Chuyên gia Nguyễn Thị Mai: Có 2 giải pháp cho mắt cận loạn. Giải pháp thường được áp dụng là mang kính gọng hoặc kính áp tròng. Giải pháp phẫu thuật LASIK ngày càng phổ biến vì tính an toàn, đơn giản, hồi phục nhanh, có thể áp dụng cho những người bị cận, viễn, loạn mà không muốn hoặc không thể mang kính.
Để chăm sóc mắt, bạn nên:
- Tái khám định kỳ để theo dõi độ cận, loạn của bạn, kịp thời thay đổi độ kính phù hợp, nhằm bảo vệ mắt cũng như giúp mắt có được thị lực tối ưu.
- Nếu công việc của bạn phải sử dụng máy vi tính nhiều giờ trong ngày, nên tuân thủ quy tắt 20-20-20 (như giải thích ở trên).
- Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chứa Chondroitin Sulfate, Vitamin và Acid Amin để nuôi dưỡng mắt.
- Một chế độ dinh dưỡng thích hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc cũng giúp cho đôi mắt được khỏe và đẹp.
Cho tôi hỏi cách chăm sóc mắt khi mang bầu và sau khi sinh. (Lê Thị Hợp, Hà Nội)
Chuyên gia Nguyễn Thị Mai: Trong thời gian mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng thuốc, trừ những trường hợp thực sự cần thiết phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Trong giai đoạn này, cách chăm sóc mắt chủ yếu là tăng cường dinh dưỡng, nghỉ ngơi tránh làm việc sử dụng mắt nhiều, ngủ đủ giấc. Có thể sử dụng các loại vitamin bằng đường uống hoặc nhỏ mắt. Giữ vệ sinh mắt, mang kính râm bảo vệ mắt khi ra đường.
Em thường xuyên bị chảy nước mắt khi dùng iPad lâu. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bị thường xuyên có gì nguy hiểm cho mắt không bác sĩ? (Phạm Thanh Chi, miền Nam)
Chuyên gia Nguyễn Thị Mai: Bình thường mắt có phản xạ chớp mắt liên tục, trung bình khoảng 14 lần trong 1 phút. Khi bạn sử dụng iPad, do mắt chăm chú nhìn vào màn hình liên tục, nên phản xạ chớp mắt giảm đi đáng kể, dẫn đến giảm lượng nước mắt được tiết ra để bôi trơn và giữ ẩm cho bề mặt nhãn cầu. Ngoài ra còn làm gia tăng việc bốc hơi nước mắt khỏi bê mặt nhãn cầu, dẫn đến tình trạng khô mắt. Những triệu chứng biểu hiện của khô mắt là: cảm giác đau trong mắt, cộm xốn, ngứa, đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt. Triệu chứng chảy nước mắt nghe có vẻ mâu thuẫn với tên gọi khô mắt. Trong trường hợp này, khi mắt bị khô, mắt sẽ truyền tín hiệu này lên não thông qua hệ thần kinh để được tăng tiết nươc mắt. Tuy nhiên, nước mắt được tiết ra không đầy đủ các thành phần và tỷ lệ của 3 lớp cấu tạo nên màng phim nước mắt. Màng phim nước mắt lúc này chủ yếu là nước nên bốc hơi nhanh và tràn ra ngoài khóe mắt.
Bạn nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có độ nhờn cao chứa hợp chất cao phân từ Hydroxyethylcellulose, bổ sung nước mắt nhân tạo và duy trì độ ẩm cho mắt. Đồng thời tuân thủ quy tắc 20-20-20, mỗi 20 phút sử dụng máy tính hoặc iPad, ngưng nhìn màn hình và nhìn ra xa khoảng 20 feet (6m) trong ít nhất 20 giây. Uống nhiều nước, tránh ngồi trước luồng gió như quạt máy, máy điều hòa.
Em bị viêm kết mạc đã 7 năm. Mắt em giờ thành mãn tính rồi, có cách nào chữa được không ạ ? Mùa hè thì đỡ nhưng mùa đông đến là lúc nào cũng mắt cũng đỏ, nhất là sau khi ngủ dậy. Xin bác sĩ tư vấn giúp em. (Khương Anh Đức, miền Bắc)
Chuyên gia Nguyễn Thị Mai: Mắt bạn thường xuyên bị viêm đỏ, đặc biệt thường bị nhiều vào mùa đông. Như vậy bạn bị viêm kết mạc dị úng theo mùa, theo thời tiết. Khi bị viêm, chỉ cần sử dụng thuốc nhỏ mắt có thành phần kháng dị ứng như Chlorpheniramine Maleate phối hợp thêm với bổ sung nước mắt nhân tạo có độ nhờn cao như hợp chất cao phân tử Hydroxyethylcellulose, triệu chứng đỏ ngứa sẽ bi đẩy lùi ngay. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát nếu bạn tiếp xúc lại với tác nhân gây dị ứng.
PV/Báo Gia đình & Xã hội
0 comments:
Post a Comment