Con lớn rồi, nhưng sớm nào ra đường mẹ cũng nhắc cài khuy áo cổ. Rất là khó chịu, nhưng với mẹ, đó là một cách giữ sức khỏe cho cả nhà.
Cài khuy áo cổ đỡ tốn tiền chữa bệnh
Sáng nào con đi học mẹ cũng nhất định bảo bố và con cài khuy áo cổtrước khi ra đường đề phòng ho, bởi theo mẹ sáng cuối thu nhiệt độ môi trường và độ ẩm thấp, vi khuẩn, virus dễ xâm nhập cơ thể gây bệnh đường hô hấp.
Áo của mấy bố con cái nào không có khuy cổ mẹ tự chích một cái khuyết, đơm khuy vào nên chả nói được là “áo không có khuy cổ”. Bố lặng lẽ cài khuy áo cổ, nhưng con thì không thích nên càm ràm vì cài khuy áo cổ làm cái cổ khó chịu, và đã ho ngay đâu cơ chứ.
Áo nào không có khuy, mẹ sẽ bổ khuyết, đơm khuy để con cài khuy áo cổ . Ảnh minh họa.
Mẹ bảo, cái cổ là nơi "xung yếu", bởi trên cổ là đầu, dưới cổ là thân, cũng là vị trí quan trọng nhất của thần kinh trung ương, là con đường hệ tuần hoàn phải đi qua lên não. Nếu cổ bị lạnh sẽ ho và nhanh biến chứng, còn gây đau vai gáy, đau đầu, và chứng đau đốt sống cổ của ba sẽ trầm trọng, chưa kể những chứng bệnh mãn tính khác. Cuối thu ngày nóng, đêm và sáng sớm lạnh nên cần cài khuy áo cổ để giữ ấm cho cổ, phòng ho, phòng bệnh để đỡ… tốn tiền.
Vài hôm nữa lạnh hơn, thế nào mẹ cũng bắt quàng khăn giữ ấm cổ. Trưa nay đi học về qua phố cổ, con ngắm sẵn mấy cái khăn lụa để xin tiền mẹ mua cho hợp với trang phục xì teen của con, kẻo mẹ lại bắt “phòng ho” bằng mấy cái khăn màu giã cỗi của mẹ.
Giữ gìn cho em bé
Em bé mới 4 tuổi, mẹ bảo hệ hô hấp chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, không kịp thích nghi với thời tiết nên dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, kèm ho khan. Con nhớ hồi bé không nghe lời mẹ nên có lần bị ho thành cơn trước khi đi ngủ. Đêm ấy cứ trở mình, cơ thể bị thay đổi áp lực là con lại ho thành cơn. Sáng hôm sau khi ngủ dậy cũng ho rũ rượi, đờm vàng xanh lẫn lộn. Đợt ấy bác sĩ bảo con bị viêm tiểu phế quản, kèm sốt, phải uống kháng sinh cả tuần.
Mẹ luôn trữ sẵn siro ho trong nhà. Ảnh minh họa.
Giờ mẹ luôn phòng ho cho em bé, mẹ sợ em ho nhiều có thể nôn (trớ), mệt mỏi, chán ăn… Chưa kể ho kéo dài biến chứng sang phế quản, viêm phổi… điều trị rất tốn kém và hại người.
Mẹ thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho bé bằng nước muối sinh lý, giục cả con súc họng nước muối loãng và xịt nước biển vào mũi, nhất là khi chớm ho, sổ mũi, đau họng… Chưa lạnh hẳn, nhưng mẹ luôn kiểm tra xem con có tắm nước ấm không. Còn em bé mẹ luôn tắm nước ấm trong phòng kín gió, hồi chưa có máy sưởi thì mẹ lau thật khô từ đầu đến chân cho em rồi mặc quần áo và sấy đầu tóc cho em ngay.
Mẹ bảo phòng ngừa và xử lý đúng cách thì ho sẽ nhanh khỏi. Vì thế dù con không thích, mẹ vẫn thường xuyên nhắc nhở để bảo vệ các con khỏi những cơn ho khó chịu kéo dài.
Mỗi khi ra ngoài mẹ luôn quàng cái khăn mỏng cho em, đi bít tất mỏng, rồi đeo khẩu trang, đội mũ…
Những ngày nhiệt độ xuống thấp, mẹ còn xoa dầu vào lưng, ngực, lòng bàn chân cho em bé trước khi đi ngủ. Mẹ còn mặc áo liền để em mát chân, nhưng không bị hở bụng. Đeo yếm dãi, hoặc quàng khăn đủ ấm, không quá to, dày để giữ ấm cổ, ngực cho bé. - Nên cho bé gối đầu bằng khăn tắm to gấp lại, thấm mồ hôi.
Dù cho em và con mặc quần áo kiểu gì, mẹ cũng luôn chọn vải chất cotton, thấm mồ hôi, co giãn thoải mái nên đi ngủ con thấy rất dễ chịu. Mẹ bảo không nên mặc quần áo quá dày và ấm ban đêm tỏa nhiệt nóng là rất khó chịu.
8 vị trí cần giữ ấm trên cơ thể
Mẹ còn nhắc nhở cả nhà các vị trí cần giữ ấm như:
1. Phần đầu giữ ấm bằng mũ, khăn để phòng chứng cảm cúm, viêm mũi, đau đầu, đau răng, đau dây thần kinh… và đặc biệt tránh ướt. Sáng ra phải chải, hoặc dùng tay cào đầu 50 – 100 lần để làm ấm sọ và lưu thông khí huyết, kinh lạc lên não… Buổi tối thì không được gội đầu, nếu buộc phải gội thì lau khô, sấy khô ngay.
Vài hôm nữa lạnh hơn, chiếc khăn này sẽ giữ ấm cổ cho con. Ảnh minh họa.
2. Miệng – mũi giữ ấm để không bị khí lạnh vào phổi, sinh ho, nôn, khạc đờm, ngạt mũi, hắt hơi… Phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
3. Rốn dễ bị lạnh và cảm lạnh nhất. Vì vậy mẹ chườm nước nóng, hoặc thiết bị sưởi ấm bằng điện…
4. Eo hông, lưng bị lạnh sẽ đau thắt lưng, đuối sức. Cần mặc áo dài quá mông, giữ ấm thắt lưng. Hàng ngày xoa ấm hai lòng bàn tay, đặt trên vị trí hai quả thận sau lưng rồi xoa mạnh từ trên xuống đốt cột sống, mỗi lần làm từ 50-100 lần để ôn ấm thận dương, thông đạt khí huyết.
5. Lòng bàn chân xa tim, cần đi tất bông giữ ấm. Buổi tối trước khi đi ngủ ngâm chân bằng nước nóng (40 độ C trong 20 phút) để khử phong hàn, khí lạnh. Rồi chà xát huyệt Dũng tuyền để thông suốt kinh lạc.
6. Đầu gối nhiễm lạnh sẽ co huyết quản, cơ, khớp, gây đau mỏi. Cần mặc quần có lông ấm, không hoạt động quá sức. Thường xuyên xoa bóp đầu gối và giữ ấm cho đầu gối.
7. Tai dễ bị sưng tấy, rát. Hãy đeo bịt tai để bảo vệ đôi tai. Đi lạnh về nhớ xoa tai ấm lại nhanh. Trời lạnh nên xoa tai 5-10 phút/ngày.
8. Mũi bị lạnh dễ chảy máu cam, giảm chức năng mũi… vi khuẩn vào làm thở khó khăn. Do đó ngày nào cũng dùng hai ngón tay mát xa hai cánh mũi trước khi ngủ và khi thức dậy để máu lưu thông, tăng khả năng chống lạnh.
Thức ăn mùa lạnh
Mẹ hạn chế cho em bé và cả nhà không được uống nước đá lạnh, dùng thực phẩm lạnh.
Mẹ chọn siro thảo dược, hương vị dễ uống, hiệu quả và an toàn, đáp ứng các tiêu chí: giảm ho, ít tác dụng phụ cho trẻ, được y học thế giới công nhận trữ sẵn trong nhà để ngăn ngừa cơn ho ngay từ khi gió lạnh cuối thu đổ về. Năm nào mẹ cũng ngâm bình chanh đào - mật ong giúp cả nhà giảm ho, thông phổi, trừ đờm, đặc biệt là ho cảm. Mẹ trữ cả tinh dầu tràm để sát khuẩn, tinh dầu tần (húng chanh), tinh dầu gừng giúp giữ ấm cổ họng, giảm nôn trớ, làm dịu các cơn ho, kháng khuẩn…
Chia sẻ của Hương Hoài
Văn Lâm, Hưng Yên
0 comments:
Post a Comment